Bé không chịu ăn khiến bé chậm phát triển. Vậy đâu là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, tất cả sẽ có trong bài viết sau đây.
Đâu là nguyên nhân khiến bé không chịu ăn?
Trẻ biếng ăn sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như còi xương, suy dinh dưỡng, suy giảm sức đề kháng… Việc tìm hiểu nguyên nhân sẽ phần nào giúp các bậc phụ huynh tìm ra cách khắc phục và chăm sóc con cải thiện tình trạng biếng ăn.
Bé không muốn ăn
Có nhiều lý do khiến bé không muốn ăn, một vài lý do như bé đã no, mệt mỏi do bị bệnh hoặc không tập trung. Có thể bạn đã cho bé ăn không đúng thời điểm.
Để cải thiện nguyên nhân này, bố mẹ chỉ cần đảm bảo luôn chuẩn bị sẵn thức ăn lành mạnh và không cho con ăn nhiều đồ ăn vặt trước đó. Khi con cảm thấy đói, hãy cho con ăn.

Những nhóm thực phẩm dành cho bé không chịu ăn
Con sẽ cảm nhận được sự no đói của bản thân, nên bố mẹ đừng bao giờ ép con ăn. Thay vào đó, hãy chuẩn bị những món ăn chứa nhiều dinh dưỡng cho con.
Lưu ý bốn nhóm thực phẩm chính bé cần được bổ sung:
– Nhóm chất bột đường.
– Nhóm chất đạm.
– Nhóm chất béo.
– Nhóm cung Vitamin và khoáng chất.
Bé không muốn thử các loại đồ ăn mới
Có nhiều bé lười ăn những món mới do cha mẹ chế biến, bé sẽ khóc và nhất quyết từ chối khiến cha mẹ rất khó chịu. Tuy nhiên, cha mẹ không nên quá căng thẳng và ép bé ăn, hãy để các bé tự vượt qua giai đoạn này. Tùy thuộc từng bé mà thời gian có thể giao động từ vài tuần đến thậm chí vài tháng.
Có một cách khác, bố mẹ có thể giúp con tiếp nhận các món mới dễ dàng hơn bằng cách chế biến thức ăn bằng những gia vị như thường ngày và trang trí chúng thật bắt mắt, bé sẽ cảm thấy thích món ăn đó hơn.
Trẻ biếng ăn
Bên cạnh những vấn đề biếng ăn sinh lý, có rất nhiều phụ huynh than phiền về vấn đề bé không chịu ăn. Một số những lý do thường gặp như:
– Bé đang mọc răng;
– Bé hoạt động quá nhiều nên mệt mỏi;
– Chưa sẵn sàng ăn dặm;
– Bị ép ăn quá nhiều vào mỗi bữa.

Mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
Tình trạng biếng ăn của bé chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn và sẽ kết thúc chứ hiếm khi kéo dài.
Chưa sẵn sàng ăn
Cha mẹ cần nắm rõ được thời gian bé cần ăn dặm. Thông thường, các bé sẽ sẵn sàng cho việc ăn dặm khi được 4–6 tháng tuổi. Trong thời gian đầu, một số bé có thể sẽ thấy thức ăn dặm khó nuốt, dẫn đến hành động chán ăn và nôn trong khi ăn.
Nếu bé quấy khóc và thấy khó nuốt, bố mẹ hãy thử đút ít lại. Khi con vẫn bị nôn, có thể bé vẫn chưa sẵn sàng để ăn dặm. Bạn nên cho bé đến gặp bác sĩ để tìm hiểu các nguyên nhân
Tham khảo thêm: Làm gì khi trẻ biếng ăn, chậm tăng cân các mẹ nhỉ?
Không nghiêm túc khi ăn
Một số phụ huynh tập cho con tự ăn ngay khi được 9 tháng tuổi. Khi bé không muốn ăn, bé sẽ làm mọi thứ lộn xộn, chơi đùa hoặc làm rớt đồ ăn hơn là tập trung vào bữa. Mặc dù tình trạng hỗn độn khi con dùng muỗng múc ăn sẽ làm cho việc dọn dẹp khó khăn hơn nhưng đây lại là bước rất quan trọng trong việc bé học hỏi, phát triển và trở nên tự chủ.
Cha mẹ cũng nên tập cho con thói quen ăn không cần xem điện thoại hay tivi, vì như vậy con sẽ bị phụ thuộc vào các thiết bị điện tử, không có cảm giác ngon miệng hay cảm nhận từ thức ăn!
Giải pháp dành cho bé không chịu ăn
Mẹ hãy thử phương pháp bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho bé. Việc sử dụng đúng các sản phẩm bào tử lợi khuẩn giúp tăng đề kháng, hỗ trợ tiêu hoá là cực kỳ cần thiết.
Công dụng Bào tử lợi khuẩn LiveSpo Ovax đem lại:
+ Hỗ trợ bổ sung lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
+ Hỗ trợ kích thích tiêu hoá thức ăn, hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hoá do loạn khuẩn, phân sống
Hy vọng rằng, với những thông tin trên, các bạn sẽ có thêm những điều bổ ích để cùng con vượt qua thời gian bé không chịu ăn!
Leave a Reply