Cách giúp trẻ ăn ngon miệng mà cha mẹ cực nhàn, không cần thúc ép

Cách giúp trẻ ăn ngon miệng thực sự cần thiết đối với những gia đình đang có em bé biếng ăn mà chưa tìm ra được phương pháp giải quyết vấn đề này.

Cách giúp trẻ ăn ngon miệng mà không cần thúc ép

Dẹp bỏ một số quan niệm sai lầm nếu muốn trẻ ăn ngon miệng

Dừng thúc em con ăn!

Tâm lý chung của cha mẹ là luôn tìm ra những món ăn mới, mong muốn con ăn hết khẩu phần ăn đó để được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Thế nhưng, bé biếng ăn, cha mẹ thường phải thúc ép bé ăn, vô tình khiến bé hoảng sợ những bữa ăn như thế.

Trước tiên, để dẹp bỏ thói quen này, cha mẹ cần tìm hiểu xem những món ăn đó có hợp với khẩu vị của con hay không? Nguyên nhân con không ăn là gì? Tìm hiểu được ra hai vấn đề này là cách giúp trẻ ăn ngon miệng mà không cần phải thúc ép trẻ.

Dừng áp đặt lên trẻ: phải thật mập mới tốt!

Cha mẹ có một thói quen đó là phải ép cho con ăn thật nhiều để thật mập. Nhưng em bé có dáng vẻ nhanh nhẹn, nhỏ nhắn sẽ bị “chê” gầy khi ở Việt Nam. Các mẹ vẫn thường so sánh bằng thước đo “con nhà hàng xóm” mập hơn, nặng hơn và mong muốn con mình cũng phải mập như vậy mới tốt. Đây là những quan niệm sai lầm.

Trẻ mũm mĩm luôn phải đối mặt với nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì khi lớn lên. Những thế hệ trẻ em thừa cân dần lớn lên trở thành những thế hệ thanh niên vừa yếu vừa xấu, sẽ làm suy yếu cả nguồn gen của dân tộc Việt.

Cách giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng khả năng hấp thụ

Trẻ cần ăn ngon miệng và cần được chú ý hơn về khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Trẻ hấp thụ tốt sẽ giúp cho các gia đình tiết kiệm tiền, tiết kiệm thời gian nấu nướng, đồng thời tránh lãng phí lương thực, tránh lãng phí công sức của người nuôi trồng.

Dưới đây là 15 nguyên tắc đem lại hiệu quả trong việc giúp trẻ ăn uống ngon miệng, tăng khả năng hấp thụ thức ăn và trẻ phát triển tốt.

1. Ăn đúng giờ

Bữa sáng nên là bữa ăn quan trọng nhất và giàu dinh dưỡng nhất trong ngày. Giữ cho bữa tối đơn giản và tốt nhất nên ăn trước 6 giờ tối để hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi trong giấc ngủ.

2. Nếu con không đói thì không cần ăn

Nếu cảm thấy trẻ không đói, hoặc trẻ từ chối bữa ăn do không đói, thì không nên bắt ép trẻ ăn. Điều đó khuyến khích con trẻ học cách lắng nghe cơ thể mình và ra quyết định cho bản thân mình.

Tuy nhiên, cha mẹ hãy lưu ý không nên cho trẻ ăn vặt hay uống sữa trước giờ cơm. Nếu 1,2 bữa trẻ từ chối bữa ăn và các bữa khác trẻ ăn uống bình thường thì đây là vấn đề không đáng lo ngại. Nếu trẻ thườnh xuyên từ chối các bữa ăn, đây là vấn đề lớn cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân và giải quyết.

3. Ăn bằng tay

Việc cho trẻ ăn bốc bằng tay sẽ tạo cảm hứng ăn cho trẻ hơn rất nhiều so với việc cho trẻ dùng muỗng ăn hay cha mẹ đút.

Cho trẻ ăn bốc bằng tay để trẻ được cảm thấy tự do trong ăn uống

4. Ăn chậm, nhai kĩ

Ăn chậm giúp chúng ta ý thức được lượng ăn vào. Nhai kĩ sẽ khởi động quá trình tiêu hóa ngay từ trong miệng (tiết nước bọt), giúp giảm công việc cho bộ máy tiêu hóa.

5. Trước khi ăn nửa tiếng hãy cho trẻ uống một chút nước

Uống nước trong bữa ăn làm loãng dịch vị trong miệng và dạ dày, khiến tiêu hóa thức ăn khó khăn hơn. Chỉ nên uống một ít nước nửa tiếng trước khi ăn. Càng không nên cho trẻ ăn một miếng, uống một thìa nước, sẽ không tiêu hóa được thức ăn mà còn làm dạ dày bé to ra.

6. Nguồn thực phẩm an toàn

Cha mẹ kiểm soát được nguồn gốc của các loại thực phẩm cho bé dùng thì càng tốt. Hãy cho trẻ ăn thường xuyên và nên ăn cả vỏ, ăn thức ăn nguyên cám sẽ tốt cho sức khỏe.

7. Hạn chế chế biến quá kỹ

Thức ăn chế biến quá kỹ sẽ bị mất phần lớn các chất dinh dưỡng. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn chín tới. Trẻ từ 1 tuổi đã có thể ăn các món rau sống, hoặc chần/xào sơ qua thì vừa giữ được nhiều chất dinh dưỡng, vừa tiết kiệm thời gian chế biến.

Cho trẻ ăn các món salat

8. Món ăn đa dạng

Cách cho trẻ ăn ngon miệng là mẹ đừng chỉ cho bé ăn những món thường ngày vẫn ăn, hãy bổ sung dần dần các món ăn mới lạ. Tập cho con ăn đa dạng bằng cách thử một món mới mỗi tuần, mẹ từ khi mang bầu cũng nên ăn phong phú, không kiêng kị phản khoa học, tránh việc chê thức ăn trước mặt con.

9. Chơi thể thao hàng ngày

Cho trẻ vận động, chơi trò chơi để cơ thể đốt cháy năng lượng nạp vào. Trẻ sẽ cảm giác đói tự nhiên mà không cần cha mẹ phải thúc ép mới ăn.

10. Kiểm tra răng miệng thường xuyên

Trẻ nhỏ thường bị các bệnh về răng miệng. Bệnh về răng miệng sẽ ảnh hưởng tới khả năng nhai nuốt và hấp thụ thức ăn của trẻ. Cần tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng, vệ sinh lợi (đối với em bé chưa có răng) hàng ngày. Mỗi tháng hãy đưa trẻ  tới bác sĩ kiểm tra định kỳ trước khi để trẻ bị sâu răng.

11. Tắm nắng

Vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển của xương và răng. Mẹ có bầu, trẻ em và tất cả người lớn đều cần tắm nắng để có đủ vitamin D cho việc hấp thụ canxi, giúp cho hệ xương và răng khỏe mạnh.

Trẻ được tắm nắng sẽ được cung cấp các vitamin D cho xương và da

12. Ăn gia vị cay và ấm

Như một cách giúp trẻ ăn ngon miệng, hãy bổ sung thêm gia vị mới lạ vào các món ăn cho trẻ. Một số loại gia vị cay ấm như tiêu, gừng, sả, ớt … sẽ làm tiết dịch vị, tăng sự ngon miệng ở trẻ.

Nên tập cho trẻ nhỏ ăn rau gia vị bằng cách thái chỉ, rồi rắc vài chỉ của lá húng, lá mùi, lá chanh… lên đồ ăn, vừa đẹp, vừa thơm.

13. Cho trẻ ngủ đủ giấc

Tuỳ vào từng độ tuổi hãy cho trẻ ngủ đủ giấc mỗi ngày. Chắc chắn chỉ có một em bé ngủ đủ giấc và ngon giấc thì cơ thể mới làm việc tốt, hệ tiêu hóa mới làm việc và hấp thụ được hết chất dinh dưỡng trong đồ ăn cũng như thải ra toàn bộ cặn bã thay vì đọng lại trong ruột gây bệnh.

14. Tham gia nấu ăn

Cách giúp trẻ ăn ngon miệng hiệu quả đó là cho trẻ tham gia vào công việc nấu nướng. Hãy để trẻ được cùng bố mẹ đi chợ, nấu ăn, ngửi mùi thức ăn, động vào đồ ăn, háo hức chờ món ăn được bày ra là đã tiết ra dịch vị và khởi động quá trình tiêu hóa.

15. Tạo bữa ăn vui vẻ

Hãy kể cho trẻ những câu chuyện vui trước và trong bữa ăn. Có thể cho trẻ ngồi chung mâm cơm với người lớn, khuyến khích trẻ ăn và  hỏi han những người đang ngồi quanh bàn ăn.

Tránh nói những chuyện không vui, đặc biệt là người lớn không cãi nhau trong bữa ăn hay mang chuyện công việc ra bàn rồi bỏ rơi chính con mình. Ngược lại cũng không cần phải lấy trẻ làm tâm điểm, tất cả mọi người đều được chăm sóc như nhau.

Hy vọng rằng, với những thông tin trên, cha mẹ sẽ có cách giúp trẻ ăn ngon miệng và hấp thu các chất dinh dưỡng tốt nhất!

Bài viết liên quan